Digital marketing xu thế tiếp thị trong nền kinh tế số
Riêng trong lĩnh vực tiếp thị cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ từ tiếp thị truyền thống sang tiếp thị số.
Digital Marketing (tiếp thị số) đang là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp hiện nay, tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa biết cách làm Digital Marketing sao cho hiệu quả, cũng như tối đa chi phí, tận dụng tối đa nguồn lực doanh nghiệp. Bài viết này mình sẽ cho bạn thấy một cái nhìn tổng quát về Digital Marketing cũng như giúp bạn lựa trọn một kênh tiếp thị phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp hiện nay.
Digital Marketing là gì?
Theo một định nghĩa của Hubspot thì Digital Marketing là một thuật ngữ dùng để mô tả các nỗ lực tiếp thị trực tuyến thông qua Intenet như tìm kiếm Google, phương tiện truyền thông xã hội, email, website…nhằm mục đích kết nối với khách hàng hiện tại của doanh nghiệp và những khách hàng mới tiềm năng.
Bạn cũng có thể hiểu đơn giản thế này: Digital Marketing là tất cả các hoạt động của bạn sử dụng công nghệ số để thu hút sự chú ý, đưa nhiều người vào website và thuyết phục những người đó để lại email cho bạn, mua sản phẩm, dịch vụ của bạn, tăng sự nhận biết thương hiệu hoặc có thể là mong muốn họ thực hiện một hành động nào đó có lợi cho doanh nghiệp của bạn.
Tại sao việc ứng dụng Digital Marketing lại quan trọng với doanh nghiệp?
Tiếp thị luôn liên quan đến việc kết nối với khách hàng của bạn ở đúng nơi và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là bạn cần gặp họ, tương tác với họ, kết nối với họ.
Ngày nay, khách hàng của bạn dành rất nhiều thời gian để online hằng ngày, xu hướng họ mua sắm online rất cao. Vì vậy ứng dựng Digital Marketing là vô cùng cần thiết.
Marketing truyền thống bị hạn chế bởi 2 vấn đề:
- Thứ nhất: Marketing truyền thống là hình thức truyền thông tin một chiều, không nhận được ý kiến phản hồi từ công chúng “Tự biên tự diễn”. Vì thế mọi người cảm thấy tẻ nhạt nên không gây được nhiều chú ý, cũng như không tạo được sự tin tưởng.
- Thứ hai: Sự bùng nỗ của Internet – một môi trường tương tác đa chiều, và với tính chất độc thoại, marketing truyền thống đã vô tình tự đào mộ chôn mình.
Trong khi đó, Digital Marketing có những ưu điểm hết sức nỗi bậc:
- Tính tương tác cao, tạo được phản ứng 2 chiều giữa người làm tiếp thị và khách hàng, giúp người làm tiếp thị hiểu và xử lý nhanh hành vi và phản ứng của khách hàng, giúp họ có được lòng tin đối với thương hiệu, cũng như tạo được sự trung thành.
- Hiệu quả cao vì khả năng lan tỏa nhanh, tiết kiệm tối đá chi phí, sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp có thể được tiếp thị 24/24 trong ngày và 7 ngày trong tuần.
- Xác định được một cách chi tiết, cụ thể được phân khúc khách hàng: mỗi kênh, mỗi công cụ sẽ áp dụng cho một phân khúc khách hàng khác nhau, phù hợp với đặc tính của mỗi khách hàng.
- Sự kết hợp công nghệ số hội tụ giúp người làm tiếp thị có nhiều lựa chọn hơn như cùng lúc có thể tương tác hay tác động đến khách hàng bằng Email, Website, Mobile, SMS, Social Media Marketing….
Bạn muốn ứng dụng Digital Marketing thành công cho doanh nghiệp mình cần đáp ứng đủ 4 yếu tố:
- Tạo được lượng traffic có chủ đích đến Website của doanh nghiệp bạn.
- Có được cơ sở dữ liệu của khách hàng tiềm năng.
- Tạo được sự tương tác và quản lý tốt các quan hệ khách hàng trên nhiều kênh, cả kỹ thuật số và truyền thống.
- Phải đo lường được hiệu quả chiến dịch Digital Marketing và bám sát vào mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp đề ra.
7 phần cơ bản đầu tiên cần làm để ứng dụng Digital Marketing thành công tối đa trong thời đại công nghệ số:
Phần 1: Xây dựng kế hoạch Digital Marketing hiệu quả
Bạn không thể xây dựng một ngôi nhà đẹp mà không có một bản vẽ chi tiết. Trong Digital Marketing cũng vậy, bạn cũng cần đặt ra một mục tiêu thật sự rõ ràng, lên kế hoạch chi tiết, thời gian hoàn thành, cũng như bố trí nhân sự phù hợp để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.
Mục tiêu trong Digital Marketing có thể là xây dựng thương hiệu, gia tăng doanh số hoặc cũng có thể là tăng lượt traffic mong muốn vào website, thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng…
Phần 2: Thiết kế website thân thiện, tăng khả năng trải nghiệm người dùng, đặc biệt tương thích với các thiết bị di động.
Website của doanh nghiệp đóng vai trò như một kênh bán hàng hiệu quả, là bộ mặt của doanh nghiệp trên internet, giúp cung cấp thông tin, thực hiện giao dịch, xây dựng quan hệ với khách hàng, đối tác….Chính vì thế website nên thể hiện được những điều tốt nhất về chất lượng, dịch vụ cũng như tốc độ phục vụ của doanh nghiệp bạn.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều website không thân thiện với khách hàng. Nhiều website không tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Theo một thống kê của Forrester thì cứ 1 triệu khách truy cập trang web của doanh nghiệp mỗi tháng thì có 40% bỏ không quay lại trang web nữa vì chữ khó đọc, trang web tải chậm và độ tin cậy thấp…
Một sự lãng phí rất lớn nếu website của bạn không được tối ưu tốt nhất cho những trải nghiệm của khách hàng.
Phần 3: Content Marketing (Tiếp thị nội dung) gây tò mò và tạo lòng tin về thương hiệu.
Một website có độc đáo, ấn tượng như thế nào đi nữa cũng không thể thu hút khách hàng nếu không có nội dung hữu ích, đầy đủ và quan trọng là có giá trị với khách hàng.
Nội dung tiếp thị chất lượng cũng là một yếu tố quan trọng cho bất kỳ hình thức nào như SEO, PPC…Google và các công cụ tìm kiếm hiện nay luôn xem nội dung chất lượng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để xếp hạng vị trí trang web.
Theo một nghiên cứu của Content Marketing Institute và MarketingProjs tiết lộ rằng trong năm 2016 có đến 76% các doanh nghiệp B2C và 88% doanh nghiệp B2B ở Bắc Mỹ đã áp dụng tiếp thị nội dung. Những con số này sẽ liên tục tăng trong những năm tới, vì vậy việc xây dựng chiến dịch Digital Marketing và áp dụng kênh Content Marketing để tiếp thị trong thời đại số là một điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp hiện nay.
Phần 4: Email Marketing (Tiếp thị qua Email) dành cho khách hàng quan tâm thương hiệu.
Tiếp thị qua email được thực hiện khi một công ty hoặc tổ chức gửi một thông điệp thương mại đến một nhóm khách hàng cụ thể bằng email. Hầu hết các thông điệp quảng cáo, yêu cầu kinh doanh hoặc bán hàng, mọi giao tiếp qua email đều được coi là tiếp thị qua email nếu nó giúp xây dựng được lòng trung thành của khách hàng, tin tường vào sản phẩm, công ty hoặc sự công nhận thương hiệu.
Tiếp thị qua email là một kênh tiếp thị hiệu quả giúp bạn tiếp cận và duy trì quan hệ với những người tỏ ra quan tâm sản phẩm cũng như trang web của doanh nghiệp.
Tuy nhiên mình xin dành một lời khuyên chân thành đến bạn là không nên gửi email spam đến khách hàng, vì đều này sẽ làm họ tức giận, ảnh hưởng tiêu cực đến các nỗ lực gửi email trong tương lai và làm tổn hại đến công ty của bạn về lâu về dài.
Phần 5: Social Media Marketing (Tiếp thị truyền thông xã hội) tiếp cận nhanh chóng đến khách hàng mục tiêu.
Tiếp cận truyền thông xã hội là một cách tiếp cận mạnh mẽ và nhanh chóng để các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng.
Theo một thống kê của Facebook tính đến tháng 7/2017, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có số lượng người dùng facebook nhiều nhất thế giới, xếp thứ 7 với 64 triệu người dùng, chiếm 3% tổng số tài khoảng facebook trên toàn cầu.
Mạng xã hội thật sự là một kênh tiếp thị không thể bỏ qua đối với các doanh nghiệp hiện nay, tuy nhiên việc nắm bắt và triển khai tiếp thị như thế nào cho hiệu quả lại là một bài toán không dễ giải đáp.
Phần 6: Xây dựng cổ máy khách hàng với Pay Per Click Ads (PPC - Quảng cáo trả tiền theo click chuột)
Pay Per Click Ads là một mô hình tiếp thị trên internet, trong đó các nhà quảng cáo phải trả một khoản lệ phí khi các quảng cáo của họ được nhấp vào. Hiểu một cách đơn giản đó là cách mua lượt truy cập vào trang web của bạn.
Có nhiều kênh tính tiền theo quảng cáo click chuột, tuy nhiên ở Việt Nam kênh được nhiều người sử dụng nhất vẫn là Facebook Ads và Google Adword.
Chỉ riêng Facebook cho phép bạn quảng cáo đến những đối tượng khách hàng rất cụ thể như: Địa điểm, tuổi tác, giới tính, sở thích, học vấn….Điều này giúp đưa sản phẩm của doanh nghiệp bạn đến trước mặt được đối tượng khách hàng mục tiêu, khiến họ không thể nào không hành động.
Chiến lược trả tiền mua khách hàng (PPC) có thể giúp doanh nghiệp xây dựng được cỗ máy bán hàng thật sự nếu các bạn biết được chiến lược nào hiệu quả, áp dựng vào những thời điểm thích hợp nhất.
Phần 7: Đánh giá, đo lường và cải tiến chiến dịch Digital Marketing
Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường có những buổi tổng kết hoạt động kinh doanh để đánh giá hiệu quả hoạt động, xem xét lại điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp trong thời gian qua để có những cải tiến giúp cho hoạt động kinh doanh được thành công hơn.
Trong Digital Marketing cũng vậy, bạn cũng cần phải thực hiện bước quan trọng đó, để đánh giá hiệu quả chiến dịch Digital Marketing và đánh giá lại mục tiêu ban đầu đã đặt trong việc triển khai kế hoạch Digital Marketing.
Các chỉ số dùng để đánh giá về cơ bản có thể là số lượng người dùng truy cập trang web, tỷ lệ chuyễn đổi kêu gọi hành động (phần trăm số người hoàn thành một hành động nào đó như đăng ký hoặc mua hàng).
Tóm kết: Trên đây là những chia sẻ giúp bạn có được một cái nhìn tổng quan về Digital Markeing, cũng như giúp bạn có được định hướng đúng đắn để ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn một cách hiệu quả nhất. Mình sẽ có những chia sẻ cụ thể, chi tiết hơn từng phần trong việc ứng dụng Digital Markeing trong những bài viết tiếp theo. Hãy để lại thông tin bên dưới, mình sẽ gửi những bài viết cập nhật mới nhất trong thời gian tới. Chân thành cảm ơn.
Nguồn: ST